Audi đưa vào hoạt động trạm sạc xe điện đẳng cấp tại Việt Nam
Giải thưởng của Ta Pha Cúp 2024 là 100 triệu đồng. Trong đó, đội vô địch nhận 50 triệu đồng tiền mặt. Tiền thưởng của giải ở mức cao so với mặt bằng chung của các sân chơi phong trào ở TP.HCM thời gian qua.Triều Tiên, Trung Quốc và Nga trong cuộc chơi lợi ích
Những nâng cấp đáng chú ý trên Hyundai Palisade 2023 có thể kể đến như màn hình thông tin giải trí tăng kích thước từ 10,25 inch lên 12,3 inch, sạc không dây cho điện thoại thông minh tăng công suất từ 5 watt lên 15 watt, màn hình giải trí có thể chia đôi, màn hình HUD lớn 2,6 inch to hơn hẳn so với kích thước 1,8 inch ở bản cũ, đi kèm độ phân giải lớn hơn.
Trợ cấp thôi việc khác trợ cấp thất nghiệp thế nào?
Buổi triển lãm và ra mắt sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ (Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành) của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á có sự góp mặt của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính; ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM... cùng đông đảo khách mời và bạn đọc. Đặc biệt, 6 người dân của Làng Nủ, gồm ông Hoàng Văn Diệp (trưởng thôn), ông Sầm Văn Bóng, bà Hoàng Thị Bóng, bà Nguyễn Thị Kim, bà Hoàng Thị Thanh cùng bé Hoàng Ngọc Lan cũng tham dự chương trình và giao lưu cùng mọi người. Tập sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ được cấu trúc thành 5 phần, gồm: Những ngày đau thương không lường trước; Hy vọng mong manh và tình quân dân trong cơn bão lũ; Những sẻ chia ấm áp tình người; Sau cơn mưa trời lại sáng; Mùa xuân đầu tiên. Qua những hình ảnh được chụp ở nhiều góc độ của NSNA Nguyễn Á, Làng Nủ hiện lên như một câu chuyện cổ tích có hậu. Sau những đau thương, mất mát, Làng Nủ đã hồi sinh và bắt đầu đón mùa xuân đầu tiên ở khu tái định cư.Tham dự tại buổi triển lãm, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa bày tỏ xúc động khi được gặp một số người dân của thôn Làng Nủ. Bà gửi lời chia sẻ và động viên trước những mất mát của người dân nơi đây. "Thiên tai là điều không ai muốn, dù vậy, mong bà con cố gắng vượt qua khó khăn, vươn lên để xây dựng quê hương Làng Nủ trong đau thương trở thành một Làng Nủ ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển. Tôi tin bà con sẽ làm được điều đó", bà nhắn gửi.Với những người dân thôn Làng Nủ ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, ký ức về trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024 vẫn luôn ám ảnh họ. Nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, khiến bà Hoàng Thị Bóng, bà Hoàng Thị Thanh nhiều lần không kiềm được xúc động, rơi nước mắt khi kể lại. Dẫu vậy, họ luôn động viên nhau phải cố gắng bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương.Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ chia sẻ: "Chúng tôi rất xúc động khi có mặt ở đây, nhìn thấy những bức ảnh mà anh Nguyễn Á chụp lại được tại thôn Làng Nủ sau khi xảy ra thiên tai. Thời gian qua, bà con thôn Làng Nủ được sự quan tâm, yêu thương của Đảng, Nhà nước cũng như người dân trên khắp cả nước giúp đỡ. Hiện nay, bà con đã hồi sinh, dần trở lại cuộc sống".Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, đây có lẽ là buổi triển lãm và ra mắt sách ý nghĩa nhất của anh. Để có thể hoàn thành tập sách này, Nguyễn Á đã đến Làng Nủ 11 lần, trực tiếp ghi lại những ngày quân và dân cùng nhau khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi cũng như cùng ăn, ở với người dân. Dịp Tết Nguyên đán 2025, anh cũng ở lại Làng Nủ để cùng người dân đón tết đầu tiên trên vùng đất mới sau bao nỗi đau. "Đến Làng Nủ, tôi đã tận mắt nhìn thấy những mất mát, đau thương tột cùng, cũng như cảm nhận sự ấm áp của tình yêu thương, tôi thêm thấu hiểu về cái gọi là 'sự sống nảy sinh từ cái chết'. Nên lần này, Vươn lên thôn Làng Nủ là cuốn sách thứ 21 của tôi, cùng với 3 cuộc triển lãm sắp tới tại TP.HCM, Hà Nội và tại Làng Nủ là cơ hội để tôi gửi đến mọi người thông điệp: 'Hãy cùng nhau trao yêu thương và hy vọng. Mọi khó khăn sẽ dễ dàng vượt qua, cùng chung tay để cuộc sống thêm tốt đẹp'. Hy vọng mong muốn này được lan tỏa đến nhiều trái tim để chúng ta có thể đồng hành cùng thực hiện những việc làm thật ý nghĩa, giúp bà con Làng Nủ vượt qua giai đoạn khó khăn", anh chia sẻ.
Ngày 27.2, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh.Theo quyết định này, giá đất trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 (được kéo dài thời gian thực hiện đến 31.12.2025).Bảng giá đất quy định cụ thể giá đất trồng lúa nước 2 vụ, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.TP.Buôn Ma Thuột là địa bàn có giá đất ở đô thị cao nhất của tỉnh này. Trong đó, mức cao nhất thuộc các tuyến đường: Nơ Trang Lơng (từ Ngã Sáu đến Lê Hồng Phong), Quang Trung (từ Phan Chu Trinh đến Lê Hồng Phong): 97,92 triệu đồng/m2 , Y Jút (từ Nguyễn Công Trứ đến Phan Bội Châu): 86,4 triệu đồng/m2, Phan Bội Châu (từ Nguyễn Tất Thành đến Lê Hồng Phong): 82 triệu đồng/m2, Phan Chu Trinh (từ Ngã Sáu đến Trần Hưng Đạo): 81 triệu đồng/m2. Điện Biên Phủ (đoạn từ Nguyễn Công Trứ đến Hoàng Diệu), Lê Hồng Phong (đoạn từ Nguyễn Công Trứ đến Phan Bội Châu): 75 triệu đồng/m2.Giá thấp nhất là các thửa đất khu vực đường Nguyễn Khoa Đăng: 3 triệu đồng/m2, Phan Văn Đạt: 2,25 triệu đồng/m2.Theo quyết định trên, bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn và đô thị được quy định bằng 80% của giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở và được điều chỉnh chiều sâu của thửa đất (hoặc khu đất) theo quy định của UBND tỉnh Đắk Lắk.Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn và đô thị được quy định bằng 60% của giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở và được điều chỉnh chiều sâu của thửa đất (hoặc khu đất) theo quy định của UBND tỉnh.Bảng giá đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất xây dựng công trình sự nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất được quy định theo giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở.Đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp được Nhà nước cho thuê đất: quy định bằng 80% của giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở và được điều chỉnh chiều sâu của thửa đất (hoặc khu đất) theo quy định của UBND tỉnh.Đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh được quy định bằng 60% của giá đất ở liền kề đã được quy định theo bảng giá đất ở và được điều chỉnh chiều sâu của thửa đất (hoặc khu đất) theo quy định của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Tư lệnh Quân khu 4: Hải đội dân quân phối hợp bảo vệ chủ quyền, ngư dân
Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra, chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, đại diện đoàn kiểm tra đã công bố quyết định kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Nội dung kiểm tra về việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Kết luận số 121-KL/TW ngày 24.1.2025 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới; cùng với việc thực hiện các kết luận, chỉ thị khác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian vừa qua.Báo cáo tại hội nghị, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết đến nay, tỉnh đã tổ chức thành công 100% đại hội chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở; chỉ đạo tổ chức đại hội cấp cơ sở hoàn thành trước ngày 30.6.2025; cấp huyện và tương đương trước ngày 31.8.2025; hoàn thành báo cáo văn kiện đại hội và đề án nhân sự Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2025 - 2030 với Bộ Chính trị trong tháng 8.2025 và tiến hành đại hội trước ngày 31.10.2025. Đối với thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 14%, vượt 2% chỉ tiêu Chính phủ giao. Phát biểu tại hội nghị, đề cập một số nội dung kiểm tra lần này, Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh bên cạnh nội dung báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết của T.Ư, cũng cần bổ sung, làm rõ các mô hình, cách làm tỉnh đã triển khai thực hiện và đạt được hiệu quả trong thực tế cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua, trên cơ sở đó để T.Ư rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng ra toàn quốc.Đối với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Quảng Ninh cần chủ động đề xuất cơ chế phân cấp, phân quyền cho địa phương, đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ở địa phương theo đúng tinh thần chỉ đạo "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Chủ tịch nước cũng lưu ý, bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tỉnh cũng cần đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.Chủ tịch nước nhấn mạnh, công việc kiểm tra rất nhiều, nặng nề nhưng quá trình thực hiện cần nghiêm túc theo đúng yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh cần gương mẫu, đi đầu, biến kiểm tra thành tự kiểm tra; thực hiện theo kế hoạch chung phối hợp tốt với đoàn kiểm tra để báo cáo với Bộ Chính trị theo đúng kế hoạch.